Rượu là một sản phẩm đã mang lại nhiều tính năng cho loài người theo năm tháng lịch sử. Từ thời cổ đại đến nay, rượu đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo và thờ cúng. Nguyên thuỷ, rượu là một thức uống bổ dưỡng của con người và đã được sử dụng rộng rãi mang tính chữa bệnh, sát trùng và giảm đau. Loại thức uống giải khát này giữ vai trò tất yếu, góp phần làm tăng sự vui thú và chất lượng cuộc sống con người. Rượu có thể là một xúc tác xã hội, có thể mang lại sự thư giãn, sự dễ chịu mang tính dược liệu và làm tăng sự ngon miệng. Do vậy, tuy rượu thường bị sử dụng một cách không đúng bởi một nhóm ít người uống, rượu vẫn được minh chứng là thức uống có ích lợi đối với đại đa số con người. Theo chữ tượng hình và suy luận (agréat logique) của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu. Những quả hái lượm về ăn không hết, để chất đống bị lên men. Các loại ngũ cốc gặp ẩm cũng lên men. Khi lên men chúng toả ra một mùi thơm dễ chịu. Ăn vào thấy vị ngọt mà say sưa và từ đó người ta làm ra rượu. Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thảnh ra chữ Thổ, nghĩa là Giấm. Thú vui thưởng rượu đã trở thành một thói quen không thể thiếu của mỗi cá nhân đang sinh sống trên trái đất này, cho dù có sự khác biệt về màu da, chủng tộc, không gian địa lý, thành phần ngôn ngữ, giới tính, tuổi tác, trình độ, thành phần xã hội... Uống rượu được đánh giá là một nét văn hoá tiêu biểu, một mặt, vừa mang tính cộng đồng cao, mặt khác lại mang đậm nét đặc trưng cho mỗi quốc gia. Chính điều này sẽ giúp cho việc giao lưu, tìm hiểu văn hoá giữa các dân tộc một cách dễ dàng. - Trường Sơn cao ngất rừng xanh Quây quần hũ rượu, Thượng - Kinh chung cần - Còn trời còn nước còn non / Còn cô bán rượu anh còn say sưa… - Về mặt cá nhân đôi khi người ta uống rượu vì buồn, vì cô đơn, để giải sầu Dục phá thành sầu duy hữu tửu - Thánh hiền xưa đi đâu mất cả. Chỉ còn ta nâng chén trả nợ trần. - Tào Tháo (155—220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang. 何 以 解 憂 唯 有 杜 康 ). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang 杜 康 (Đỗ Khang thường được xem là ông tổ nghề rượu). - trong thơ của Đỗ Phủ: Thời gian trôi, cũng về không.... Hồng trần sắc sắc không không mit mù... - không giải sầu đc đâu - Đến Lý Bạch cũng phải than rằng : " Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu ) - rượu thể hiện cho nam giới: Nam vô tửu như cờ vô phong - nói vậy rượu cũng có rất nhiều tác hại: Ở đời chẳng biết sợ ai Sợ thằng say rượu nói dai cả ngày - ai không uống đc thì chối nhé : Trời đất cho ta một cái tài, Giắt lưng dành để tháng ngày chơi. Dở duyên voi ruou nen tu chen Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời - ai nghiện nên cai, nhưng cũng khó: Những lúc say sưa cũng muốn chừa, Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa. Hay ưa nên nỗi không chừa được. Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa chúc anh em zui ze !
cách giao tiếp ứng sử trong các buổi tiệp đã thành 1 văn hoá. vì vậy mọi người hiểu chút về rượu để biết. có khi mở boxx ruợu cũng nên. Mà trong Mu cũng có quán bán rượu