Thứ Bảy, ngày 19/02/2022 19:00 PM (GMT+7) CHIA SẺ GS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiều phụ huynh vẫn lo ngại có phản ứng gì lâu dài của trẻ sau tiêm vắc-xin COVID-19. Sự kiện: Vắc-xin COVID-19 Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021 Xem thêm số liệu dịch COVID-19 > Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 12:38 23/02/2022 STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới hôm qua Tổng Ca nhiễm Ca tử vong Ca tử vong công bố hôm qua TỔNG +55.871 2.882.983 39.647 77 1 Hà Nội +6.860 210.883 873 17 2 TP.HCM +1.352 522.142 20.275 1 3 Bắc Ninh +2.842 64.053 98 0 4 Bắc Giang +2.500 32.259 29 0 5 Hải Dương +2.485 38.195 43 0 6 Hòa Bình +2.087 28.738 50 3 7 Quảng Ninh +2.087 32.372 13 0 8 Phú Thọ +2.084 30.609 21 0 9 Lào Cai +2.056 16.480 12 0 10 Nam Định +1.943 36.587 50 2 11 Vĩnh Phúc +1.811 45.330 14 0 12 Hải Phòng +1.798 55.468 106 2 13 Ninh Bình +1.665 20.132 40 1 14 Thái Nguyên +1.645 31.141 26 0 15 Sơn La +1.494 14.836 0 0 16 Nghệ An +1.441 38.925 72 6 17 Hưng Yên +1.312 28.716 2 0 18 Yên Bái +1.290 12.524 6 0 19 Thái Bình +1.282 20.346 9 1 20 Khánh Hòa +1.213 68.320 315 2 21 Thanh Hóa +995 37.595 50 8 22 Đắk Lắk +989 23.426 92 3 23 Quảng Nam +976 27.852 58 0 24 Đà Nẵng +946 50.691 215 3 25 Tuyên Quang +845 11.904 5 0 26 Bình Định +835 45.698 194 4 27 Lạng Sơn +765 13.926 33 0 28 Hà Tĩnh +690 9.821 7 0 29 Cao Bằng +649 6.106 12 1 30 Lâm Đồng +630 23.535 83 2 31 Quảng Bình +567 15.443 24 0 32 Điện Biên +499 6.191 3 0 33 Quảng Trị +494 11.262 12 0 34 Gia Lai +461 14.339 44 1 35 Bà Rịa - Vũng Tàu +441 35.411 454 0 36 Bình Phước +429 51.647 184 2 37 Lai Châu +388 3.697 0 0 38 Hà Nam +380 10.490 13 0 39 Cà Mau +351 58.739 290 0 40 Phú Yên +316 15.437 76 4 41 Thừa Thiên Huế +237 26.003 167 0 42 Bắc Kạn +233 2.862 5 0 43 Đắk Nông +232 12.511 33 0 44 Hà Giang +181 14.540 38 0 45 Kon Tum +157 5.484 0 0 46 Bình Thuận +155 31.008 422 1 47 Quảng Ngãi +135 17.810 79 1 48 Bình Dương +132 294.324 3.395 0 49 Tây Ninh +113 88.991 841 0 50 Bến Tre +64 42.943 419 1 51 Bạc Liêu +50 36.280 382 0 52 Đồng Tháp +47 47.837 1.002 1 53 Cần Thơ +46 44.833 912 1 54 Vĩnh Long +40 54.464 784 3 55 Đồng Nai +37 100.521 1.756 0 56 Trà Vinh +37 38.605 238 0 57 Long An +27 42.008 988 0 58 Kiên Giang +17 34.187 875 4 59 Ninh Thuận +14 7.131 56 0 60 An Giang +9 35.427 1.323 0 61 Sóc Trăng +9 32.654 589 2 62 Hậu Giang +6 16.225 202 0 63 Tiền Giang 0 35.069 1.238 0 Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 > Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 22/02/2022 Số mũi đã tiêm toàn quốc 192.403.472 Số mũi tiêm hôm qua 410.091 Tại buổi tọa đàm “Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em - Những lưu ý quan trọng”, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế trong thời gian vừa qua, trẻ em dưới 18 tuổi mắc với tỉ lệ không nhỏ hơn so với người lớn, chiếm đến 19,3%. Tuy nhiên, chúng ta thấy nổi cộm lên là lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi chiếm tỉ lên đến 8%. Trong 19,3%, đây là nhóm mà chúng ta hết sức lưu ý. PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: VGP) “Với những kinh nghiệm mà chúng tôi thu nhận được từ các đồng nghiệp ở TP.HCM hay của một số chuyên gia khác thì chúng tôi cũng đã lên kế hoạch rất cẩn thận cho khu vực Hà Nội. Chúng tôi triển khai phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành dành cho trẻ em, sau đó chúng tôi đưa vào triển khai trong thực tế tại khu vực Hà Nội. Ở Hà Nội, do phủ được vắc-xin tốt ở tất cả các nhóm trên 12 tuổi, tình trạng bệnh nhẹ là chủ yếu. Nhưng với nhóm tuổi chưa được tiêm chủng, nhóm trẻ bị bệnh nền, chúng ta cần có những quan tâm đặc biệt. Hiện nay, chúng tôi có tiếp nhận 200 em bé đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi sàng lọc có hàng trăm em bị COVID-19, các em chủ yếu ở các nhóm tuổi chưa được tiêm chủng dưới 12 tuổi, và đặc biệt là những hậu quả của hậu COVID-19 ở trẻ em. Trong TP.HCM, cũng gặp rất nhiều trường hợp mắc chứng viêm đa hệ thống các cơ quan. Với tình trạng này sẽ gây ra các tổn thương đối với hệ thống tuần hoàn, gây ra suy đa cơ quan. Hiện tại ở Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi thống kê con số khoảng 16 bệnh nhân tất cả, đều ở nhóm dưới 11 tuổi chưa được tiêm phòng. Chúng ta đang nói về các trường hợp mắc trong thời gian vừa qua, ở độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn”, PGS.TS. Trần Minh Điển nói. Ngoài ra, tình trạng bệnh lý hiện tại cần phải nhập viện và những tình trạng hậu COVID thì chúng ta cũng nhắc nhiều đến nhóm tuổi dưới 11 tuổi. Dù chưa có số liệu thống kê một cách chắc chắn và cụ thể nhưng chúng ta đều nhìn thấy được qua thực tế công việc là nhóm tuổi từ 12 đến 18 tuổi có mắc thì cũng ở thể nhẹ, không đến mức độ chuyển nặng phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Đây là vấn đề chúng ta hết sức lưu ý nhưng con số và thực tế như vậy. “Tôi là một bác sĩ nhi khoa nên tôi thấy vấn đề nữa là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trẻ em được quyền hưởng những thành quả của khoa học, thành quả của nghiên cứu, xuất phát từ thực tế. Do vậy, tôi nghĩ rằng các ông bố bà mẹ nên cho con mình có cơ hội để phòng chống dịch bệnh và nếu không may mắc, thì sẽ không chuyển nặng và đặc biệt là không dẫn đến tình trạng tử vong. Đây là điều mà với tư cách của một bác sĩ nhi khoa, tôi khuyên các ông bố bà mẹ như vậy. Hãy nhìn rộng ra một chút, nhìn trong gia đình mình, và nhìn trong cá thể của mỗi con người”, GS Điển nói. Theo PGS.TS Trần Minh Điển, đứng trước một mũi tiêm dành cho trẻ em, chúng ta đều lo lắng, không chỉ ở các bậc phụ huynh mà cả chúng ta. Thời gian qua, chúng ta tiêm cho người lớn và rồi tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi, đều an toàn. Với nhóm trẻ ít tuổi hơn, có sự đặc biệt hơn về thể chất, về tinh thần, sự lo ngại của cha mẹ cũng nhiều hơn. Chúng ta cần phải quan tâm. Nhưng với loại vắc-xin như vậy, chúng tôi đều phải đọc tài liệu để tiếp cận, để tư vấn được tốt cho các ông bố, bà mẹ và cũng chỉ định được vaccine này cho trẻ em. “Các ông bố, bà mẹ lo ngại là có phản ứng gì lâu dài hay không? Có cả những câu hỏi về sinh sản, di truyền. Đây là vấn đề chúng ta cần hiểu rằng: Vắc-xin Pfizer lấy vật liệu chính là các ARN thông tin (mRNA); đi vào trong bào tương tế bào miễn dịch; phối hợp cùng các ribosom tạo ra các protein S. Các protein S ra ngoài cùng các tế bào miễn dịch khác tạo các kháng thể chống đỡ vắc-xin; các ARN thông tin này chỉ vào bào tương của tế bào; không xâm nhập vào nhân tế bào, nơi chứa các vật liệu di truyền của cơ thể con người. Đây là một cơ chế khoa học rất rõ ràng. Những ảnh hưởng ngay lập tức 5-7-10 ngày sau tiêm, chúng ta cũng không nên lo ngại vì cũng giống như các loại vắc-xin tiêm chủng cho trẻ lớn hơn và cho người lớn”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh. Nguồn: http://danviet.vn/giam-doc-benh-vie...9-cho-tre-tu-5-11-tuoi-502022192185910964.htm