Tán gẫu TỪ VIỆC "K" PHÁT ÂM LÀ "CỜ". Liệu có phải một cái sai rõ ràng?

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Thiên Thanh Hi, 1/9/18.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    1== Thế kỷ 17, trong quá trình truyền đạo Công Giáo tại Việt Nam, các thầy tu Dòng Tên đã dùng ký tự latin để ghi âm tiếng Việt, qua thời gian phát triển, trở thành chữ Quốc ngữ sau này.

    Nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes đã có công lớn nhất trong việc định chế chữ Quốc ngữ với cuốn từ điển Việt- Bồ- La xuất bản năm 1651. Ông đến Đà Nẵng năm 1625, và trong 03 tuần lễ đã được một cậu bé bản địa (theo tôi hiểu cũng là người Đà Nẵng hoặc người miền Trung) dạy cho các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ.

    2== Mặc dù các nhà truyền giáo đã đi cả Đàng Trong và Đàng Ngoài để nghiên cứu, nhưng tôi cảm thấy dường như họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tiếng nói của người Đàng Trong. Chẳng hạn, họ phân biệt giữa "gi" và "d", "giao" phát âm khác với "dao", trong khi giọng của người Hà Nội không có sự khác biệt khi đọc hai từ này.

    Mà đó thì không phải tiếng Việt chuẩn. Bởi tiếng Việt là của người Kinh, xuất phát từ sông Hồng, các dân tộc phía trong có tiếng nói riêng của họ, sau này hòa nhập với người Kinh thì mới học tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định giọng nói chuẩn Quốc gia, mặc dù nhiều học giả trong và ngoài nước sau khi xét đến lịch sử đều công nhận giọng Hà Nội là chuẩn.

    Chữ Quốc ngữ được giảng dạy tại miền Nam từ đầu thế kỷ 19, đến năm 1882 Thống đốc Nam Kỳ bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ trong các văn kiện chính thức. Còn tại Bắc Kỳ, chữ Quốc ngữ chỉ bắt đầu được giảng dạy từ năm 1910, nghĩa là sự phổ biến của chữ Quốc ngữ tại miền Bắc muộn hơn ít nhất mấy chục năm so với miền Nam. Tóm lại, một thời gian dài chữ Quốc ngữ có những cải tiến để phù hợp với giọng nói của người miền Nam, nên đây có thể là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự "lệch pha" giữa chữ viết và giọng chuẩn của người Hà Nội.

    3== Tiếng Việt không phải luôn cố định từ xưa đến nay. Thế kỷ 17 là tiếng Việt trung đại, còn hiện nay là tiếng Việt hiện đại. Kể từ thời điểm ra đời chữ Quốc ngữ, nhiều ngữ âm qua thời gian đã thay đổi, dẫn đến nhiều lần chỉnh sửa/cải cách chữ Quốc ngữ.

    Ví dụ.
    1. Từ tiếng Việt trung đại sang hiện đại thì các phụ âm kép trong chữ Quốc ngữ cũng thay đổi như sau:
    "tl" biến đổi thành "tr".
    "bl" biến đổi thành "tr", "gi".
    "ml", "mnh" biến đổi thành "nh".
    -> Nghĩa là, trong quá khứ chúng ta không viết "trời", mà viết "blời" hoặc ""tlời".
    2. Phụ âm "Ꞗ/ꞗ" biến đổi thành "b" và "v".

    Ở trên mới lấy ví dụ về phụ âm đơn và kép, đối với nguyên âm cũng có nhiều thay đổi, chúng ta dễ thấy khi đọc những cuốn sách xuất bản từ đầu thế kỷ 20.

    4== Hiến pháp Việt Nam không đề cập đến "chữ viết quốc gia" do các cải cách trong giáo dục "để lại những khác nhau trong chính tả và phiên âm, dẫn đến chưa xây dựng được các quy tắc nhất quán được đồng thuận về chữ Quốc ngữ trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt" (theo nhận định của wikipedia).

    Bởi vậy, xem xét mọi nguyên nhân, từ lịch sử, chính trị, xã hội, giáo dục... thì việc cải cách chữ viết là vô cùng cần thiết để một ngày nào đó trong tương lai, chữ Quốc ngữ được thừa nhận trong Hiến pháp.

    5== Khác nhau trong chính tả và phiên âm hiện nay
    Một nguyên âm hoặc phụ âm, nó chỉ được thừa nhận và có lý do tồn tại nếu có giá trị âm vị là duy nhất. Nhưng hiện nay, trong chữ Quốc ngữ tồn tại những phụ âm có giá trị âm vị giống nhau.

    Trong tiếng Việt (mặc định hiểu là giọng Hà Nội), "c" có giá trị âm vị bằng "k". Khi đọc lên thì: ca = ka, cim = kim, cơm = kơm. Cùng giá trị âm vị với "c" và "k" còn có "q", ví dụ: cuân = quân, coang = quang.

    Theo cách phát âm cũ, sẽ xảy ra tình huống như sau: "i mờ im, ca im cim". Khi đánh vần và phát âm thì phụ âm đầu đều là "c", nhưng lại viết thành chữ "kim". Bởi vậy, chữ "kim" được đánh vần là: "i mờ im, cờ im cim" sẽ đỡ sai hơn, gọi là đỡ sai hơn, bởi muốn đúng hoàn toàn thì phải bỏ chữ "kim" đi, thay bằng "cim".

    Tiếp tục, dựa theo giá trị âm vị: ng = ngh, g= gh, d = gi, x = s.

    Cho nên, cách đánh vần mới theo đề xuất của giáo sư Đại cơ bản là không sai. Chỉ thay đổi cách đánh vần vài chữ mà một số phụ huynh nói là "gây khó khăn" thì không đúng. Chúng ta nói vẫn như vậy, nhìn mặt chữ vẫn đọc như vậy, nghĩa là KHÔNG THAY ĐỔI TIẾNG VIỆT, CŨNG KHÔNG THAY ĐỔI CHỮ VIẾT, cái thay đổi duy nhất là cách đánh vần.

    Tại sao cần thay đổi cách đánh vần?

    Chữ Quốc ngữ dùng ký tự latin để ghi âm tiếng Việt, mà như vậy, người học chữ phải biết cách phân biệt giá trị âm vị theo phiên âm quốc tế (IPA). Nếu như hiện nay viết theo ký tự latin, nhưng đọc lại theo kiểu riêng thì sẽ gây ra ít nhất 02 khó khăn cơ bản: một là hàng trăm triệu thế hệ người Việt tương lai học tiếng Anh và tiếng nước ngoài nói chung sẽ khó tiếp cận hơn, hai là người nước ngoài muốn tìm hiểu và học tiếng Việt cũng khó hơn. Chỉ một vấn đề tưởng như nhỏ vậy thôi, nhưng sức ảnh hưởng sẽ nâng lên gấp bội qua thời gian.

    6== Bàn rộng hơn
    Cách phát âm của giáo sư Đại theo tôi thấy chưa giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong chữ Quốc ngữ nên hiện tại tôi không ủng hộ, nhưng nếu đó là bước đi đầu tiên của một lộ trình kéo dài vài chục năm cho sự cải cách chữ viết thì cũng hợp lý, miễn phải công bố trước về cải cách này và cho thấy được tính đúng đắn của nó.

    Tóm lại, phải có những nghiên cứu cải cách chữ viết. Nhiều người cứ nghĩ "cần gì phải thay đổi", hoặc "chưa thấy lợi ở đâu" là bởi họ chưa tìm hiểu vấn đề. Chỉ cần nhìn vào việc chữ Quốc ngữ chưa được đề cập trong Hiến pháp đã thấy vấn đề rất lớn rồi.

    Thế hệ chúng ta có chữ mà dùng, là nhờ các giáo sư, nhà nghiên cứu đã cải cách nhiều năm trước, thì phải nghĩ cho thế hệ con em. Mấy chục năm sau, nếu chúng có được thứ chữ viết chuẩn mực hơn, thì cũng là nhờ những nghiên cứu ở thời điểm hiện tại.

    7== Tim Berners-Lee, cha đẻ của World Wide Web xin lỗi tất cả mọi người vì đã đưa hai dấu gạch chéo vào trong địa chỉ web. Thay vì gõ ngắn gọn "http:domain.com", thì chúng ta phải gõ "http://domain.com". Tại sao khi đã tạo ra cho thế giới một điều tuyệt vời như vậy (World Wide Web) mà ông lại phải xin lỗi? Bởi việc thêm hai dấu gạch chéo vào một cách không cần thiết đã lãng phí của toàn thế giới hàng tỷ tỷ lần gõ, rất nhiều thời gian và điện năng.

    Một chút cải cách, nhìn thì tốn kém chút ít trong ngắn hạn, nhưng nếu như nó đúng và thực sự tối ưu, thì lợi ích lâu dài không thể tính hết được.
     
    Last edited: 2/9/18
  2. đọc xong của a mới biết là cách phát âm vs cách viết biến đổi nhiều thế
     
  3. chắc phải di học lại thôi anh ah cứ g như thế em quỳ mất
     
  4. Ko hiểu Nhà nước trả tiền bao nhiêu năm nay cho ông tiến sĩ này làm một việc vô bổ. Gọi là hết thuốc chữa với những ngôn ngữ mới này.
     
    Last edited by a moderator: 2/9/18
  5. 1 phiếu cho đáp án là phát âm này sai.
     
  6. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    Bạn ơi người ta nghiên cứu bằng tiền của họ, cũng như bản thân tôi tuy kiến thức còn non nhưng cũng tự nghiên cứu và viết bài bằng tiền và thời gian của tôi chứ có Nhà nước nào nuôi đâu bạn.
     
    Last edited: 2/9/18
    BianconeriVuVoiVang đã thích.
  7. Vâng bác. E đọc mỗi câu hỏi đầu bài và trả lời theo e thấy qua nhiều tư liệu biết.
     
    Last edited by a moderator: 2/9/18
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  8. tocbacvjp

    tocbacvjp Gà Vô Đối

    Không chỉ âm C, K Qu khi đánh vần là giống nhau, có rất nhiều từ cũng gần giống nhau, cách phát âm giống nhưng chữ viết là khác, và qua nhiều lần cải cách Tiếng Việt nhiều từ không còn tồn tại nữa :).
     
    Thiên Thanh Hi thích bài này.
  9. nói chung là việc của giáo dục lo mình lo làm quái gì cho mệt ...
     
    thuongtv thích bài này.
  10. Muốn bắt đầu việc gì đó đầu tiên ta nghĩ ngay đến việc cần thiết hay không cần thiết

    Về chính tả thì cả 3 miền Bắc Trung Nam nói chính xác gần hết chỉ khác phát âm 1 tí nhưng thật chất lại hay vì nó làm nên một nét riêng của miền đó.

    Về thời gian thì không cần bàn cải chi cho mệt. Việc này sẽ gây tốn rất rất nhiều thời gian. Ví dụ bắt đầu làm từ bây giờ thì chắc mất tầm chục năm để quen dần, chưa kể 'dư âm' của tiếng cũ

    Về tài chính thì khỏi phải bàn, bao nhiêu cái cần soạn lại. Nội 1 tiệm Photo nhỏ thôi cũng phải mệt nào với các mẫu đã soạn sẵn chứ không dám nghĩ đến những cái lớn hơn

    Về nhu cầu thật chất không đáng 1 tí nào khi làm cái việc nào. Muốn cho vào Hiến pháp thì bộ chữ hiện tại đã quá ổn rồi chứ cần gì phải sửa cái nguyên vẹn để đưa vào Hiến pháp làm gì, quá vô lí. Thay vì mất bao nhiêu thời gian và tài chính vào cái cải cách chữ viết vô bổ này thì đầu từ một vài trường học hay bệnh viện thì rõ ràng là hữu ích

    Cái lợi lâu dài ở đây là gì ??? Cái cầu xây chục năm chưa xong, bao nhiêu con đường ở nông thôn toàn màu đất đỏ, nạn mù chữ còn đầy ở vùng núi, vùng quê hẻo lánh. Nền kinh tế thì cứ sau 1 năm thì tụt vài bước,... Vậy nên suy ra lại làm cái việc toàn dân cho là vô bổ (Thật chất là vô bổ ) được ưu tiên ư ???

    World Wide Web (www.) là cái cải tiến của họ để tiện lợi hơn cả toàn Thế giới. Bỏ là vì sao ? Vì nó quá dư thừa vì trang web nào cũng www. thì ghi thêm làm gì. Cắt bỏ phần thừa người ta gọi là tiến bộ chứ ai lại đi sửa từng chữ trong tên trang web chứ! Quá vô bổ vì 1 Trang web đều có 1 địa chỉ riêng thì sửa địa chỉ thì mang tính dư thừa => Tốn tài nguyên, thời gian ..bla..bla

    Dùng chữ ' "Một chút" cải cách' thì nên suy nghĩ khách quan lên 1 tí là sức ảnh hưởng của nó như thế nào !!! Nghĩ sơ là thấy khủng khiếp rồi chứ không cần đào sâu làm gì không có kết quả

    Nếu muốn thay đổi thì mình góp vui vài ý như chữ "tết' có thể bỏ "dấu sắc" đi, Chữ "vứt" , "tức" .... Đó có thể gọi là cái tiến chứ đừng có làm đảo lộn cái mà nó đã nằm yên đẹp đẽ

    Như chơi MU đây anh em cũng hiểu rõ là khi mình chơi thì những món đồ CẦN THIẾT thì mình mua trước. Sau khi đã VIP PRO hay tạm ổn thì mới dư kinh phí mà up những món không cần thiết sau. Chứ ai lại đi mua W3 W4 cho cái account tân thủ rồi lại thất vọng với lợi ích rồi lại tháo bán ^^

    Vấn đề chỉ xoay trong việc CẦN THIẾT hay KHÔNG CẦN THIẾT thôi.

    Đôi lời góp ý ^^~
     
  11. Đang yên ổn thì cải vs chả cách
    Vớ va vớ vẩn.
     
  12. 1 vote nhưng xin gop ý thế này
    đầu tiên cảm ơn bác đã cho giúp anh em mở rộng tầm mắt am hiểu hơn về tiếng việt
    trong khoa hoc. không thể khẳng định đề xuất của ai đúng ai sai. nếu anh em nào có người quen lớn tuổi thì hỏi sẽ rõ âm y ngày xưa phát âm y crêt. i gọi là i ngắn. g gọi là gê không phải phát âm gờ như bây giờ....
    nếu để ý người ta vẫn tìm cách phát âm sao cho phân biệt chữ nào ra chữ ấy. xét lại c q k đều phát âm là cờ trong khi 3 âm này bản thân đã không bị nhầm lẫn như y i. ch tr.. có thể nói đây là một phát minh vĩ đại hoặc là một sự xấu hổ cho ngôi trường nào đã đào tạo ra mấy ông giáo sư giấy này. hoặc là 10 năm 1000 năm sau đây là những giáo sư đi trước thời đại
    về quan điểm của tôi xin trình bày như sau. giả sử ae chơi muhn ngồi nói chuyện với nhau họ nói chao. ngọc zen. cánh 4 cánh 3 ông fan ông trung fan.. mấy ông chơi đế chế thì mione bb bc ba mấy phút lên đời. chăn voi... đương nhiên 2 ông ngồi nói chuyện với nhau sẽ khác. quay về với c q k thì đây là nền văn hóa của nước ta có nên thay đổi hay không. đặt giả sử việt nam là bố thiên hạ. các phim bom tấn xuốt phát từ việt nam. các nước học tiếng việt nam. ra nước ngoài xin chào chứ không hê lô nữa. việt nam tuyên bố bỏ cấm vận với các nước sau.... cái đấy mới là cái quan trọng.
    từ đó suy ra. mấy bố giáo sư này là giáo sư giấy chắc gì đã là giáo sư thật mua bằng chạy điểm ai biết. giáo sư thật là phải nghiên cứu giúp phát triển nhân tài đất nước phôn vinh phát triển. người người ham học yêu lao động việt nam là cường quốc thì lúc đó ông đoc c q t r thành gì nó cũng gật
    về mặt thực tế tôi có con đang học lớp 1 cháu nó phát âm c q k thành cờ. nhưng cháu nó lại phải học 1 mớ bòng bong nữa như cờ q ko được đi với a e â ơ.. tóm lại nên xem xét lại
    ý kiến theo tư tưởng bảo thủ xin hết :D
     
    tocbacvjp thích bài này.
  13. xin bổ xung 1 chút cháu nó vẫn phân biệt được c q k như anh em ta. bản thân bạn tôi hay như họp phụ huynh. cô giáo giải thích ở triển người ta bắt vậy lên làm vậy tuy nhiên vẫn dậy bổ xung các cháu c q cờ quy .. để các cháu nhanh tiếp thu. giống như anh fan bắt 24h rs mới rớt zen. thôi thì bắt sao làm vậy chót chơi muhn rồi cũng như là dân việt nam nên phải nghe. thay vì thấp cổ bé họng vừa học thêm. còn 24 sau rs thì ta để vài ngày hay ra máy vẫn rớt zen bình thường. dân ta được cái thích nghi rất nhanh. nên các giáo sư cứ tưởng dân không phản ứng là tưởng ủng hộ. nghĩ mình đúng. mà họ không đi thực tế không xem dân hay trẻ em họ sống thế nào. miền bắc gọi là vớ vẩn miền nam gọi là tào lao.. :D
    tôi hay lắm mồm ngứa cổ là bởi vì trước tôi làm khoa học. thân cô thế cô. bon tôi va chạm thực tế lấy số liệu. xin lỗi chẳng nhẽ chửi về thằng phó phòng nó vuốt số liệu nó bảo cho đẹp. nó ở nhà quan hệ tốt. ai ngờ nó trình bay lên hội đồng lại bị vuốt lần nữa. cuối cùng dự an đề tài chất đống. tôi đã ra đi và làm grap cho chuyên nghiệp. nếu fan không tin. fan thử vào game chơi đi. hỏi mấy đứa chơi game fix nó có thích không. săn rồng săn phù thủy chưa ra đã hết. thằng nào thằng đấy đói như ngan còn sĩ bo ta đây acc chính thì oách không thèm no thèm kia rồi dùng acc phụ đi kiếm bạc rs. một số đại gia có thật nhưng chỉ là số ít. và họ ít nói... còn lại toàn rắn giả lươn tự tay bóp đồng.
    xin liều mình đúc kết như sau. làm gì thì làm cũng phải soi xét về tính cơ bản. nhân văn. phù hợp với nền văn hóa chung. còn muốn thay đổi phải khôn khéo từ từ rồi khoai sẽ nhừ :D
     
    Thiên Thanh Hitocbacvjp đã thích.
  14. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    @DSKunN Nếu bạn cho rằng nên dùng chữ hiện nay, cho vào Hiến pháp được rồi, khỏi nghiên cứu thêm thì bạn nên thuyết phục các nhà khoa học và đặc biệt những người có quyền sửa đổi Hiến pháp. Tôi không nghĩ trình độ của họ kém hơn bạn. Tôi cảm thấy bạn chỉ đang đề cập vấn đề theo cách bạn muốn và cố gắng tránh đi những luận điểm bất lợi với mình, bao gồm hai luận điểm chính:

    Thứ nhất, nếu bạn phủ nhận việc cần nghiên cứu, cải cách chữ Quốc ngữ, tức quay lại vấn đề bạn cho rằng chữ hiện nay đưa vào Hiến pháp được rồi, thì nghĩa là bạn phủ nhận kiến thức của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, phủ nhận kiến thức của những nhà lập quốc, trong đó bao gồm Bác Hồ, vì đương nhiên Bác cũng không đồng ý quy định chữ Quốc ngữ trong Hiến pháp.

    Thứ hai, bạn đã biết đến những khái niệm rất cơ bản như "giá trị âm vị"? Bạn sẽ đáp ứng việc chúng ta nên theo chuẩn phiên âm quốc tế IPA như thế nào? Hay chúng ta cứ mặc kệ nó, quốc tế sao thì kệ quốc tế, Việt Nam chơi một kiểu phát âm riêng?

    Nói về ngôn ngữ học, thực sự kiến thức của tôi bé nhỏ không đáng bao nhiêu, nhưng ít nhất, không như nhiều người khác chỉ nghe loáng thoáng, tôi đã đứng dưới chân ngọn núi đó để nhìn lên, biết nó đồ sộ và sâu sắc như thế nào. Nếu bạn thực sự quan tâm, tôi ủng hộ bạn bắt đầu nghiên cứu từ bây giờ, tôi hy vọng tương lai bạn sẽ giải quyết được các nan đề khoa học này. Đấy là tôi nói thật lòng chứ không phải đá đểu, hiện tại tôi chưa đồng tình với quan điểm của bạn, nhưng qua cách bạn viết thì ít nhất tôi thấy bạn là người khá chuyên tâm, nếu sự chuyên tâm ấy dùng để nghiên cứu khoa học thì sẽ rất tốt.

    Cảm ơn bạn.
     
    tocbacvjp thích bài này.
  15. Đúng vậy kiến thức của ta quá nhỏ bé vì vậy càng không nên ủng hộ bừa bãi. Tí kiến thức của mình chỉ đủ biết là 1 việc lớn như thay đổi chữ viết này phải được thông qua rất nhiều thứ từ ý kiến tới những chỉnh sửa để cho ra 1 phiên bản hoàn hảo. Không chỉ đơn giản như 1 bản Update mà sửa tới sửa lui vẫn được.

    Việc công bố và quyết định thay đổi như vậy ít ra phải có cả 1 đội ngũ chuyên gia chứ không phải 1 người đứng ra như vị giáo sư này !!! Về mặt hoàn chỉnh chỉ riêng với một cá nhân thì chắc chắn rất nhiều sai sót chứ đừng bàn tới vấn đề hậu quả. Nửa đường gãy gánh thì ai chịu cho thế hệ trẻ ??? Những đứa trẻ 6 tuổi thì biết làm gì đây khi mà 2 thứ tiếng được dạy một cảnh không kiểm soát ? Rồi sau này viết như thế nào là đúng ? Thậm chí môn chính tả đã thấy rắc rối rồi !!!

    Nếu Nhà nước muốn làm việc gì rất đơn giản là thông qua 2 cái: Dân rồi đến Ban lãnh đạo.

    Như bình luận trên mình muốn nói đơn giản là CẦN THIẾT hay KHÔNG CẦN THIẾT thôi.

    Kinh tế đang đi lùi mà còn dùng tài chính để làm chuyện này thì thực sự phung phí. Không biết lí do thật sự là gì ^^~ upload_2018-9-1_23-4-38.png
     
    DTBaoPhuchunter985 đã thích.
  16. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    @DSKunN
    Bài viết của tôi đề cập đến hai vấn đề riêng biệt. Thứ nhất là những mâu thuẫn trong chữ viết hiện nay, đây cũng là phần trọng tâm của bài, để chứng minh rằng cần có những nghiên cứu cải cách, chứ không phải như một số người nói là "không cần thay đổi"; bởi như hiện nay đa số không muốn thay đổi, muốn giữ nguyên mọi thứ. Thứ hai, là đề cập đến phương pháp đánh vần của giáo sư Đại, đây chỉ là phần mở rộng, không phải trọng tâm, tôi đã nhận định là phương pháp này chưa giải quyết được những mâu thuẫn trong chữ Quốc ngữ, nhưng chỉ xét riêng về việc đánh vần mặt chữ thì phương pháp ấy là đúng.

    Đó là lý do trong bài viết gốc, tôi nói cách đánh vần của giáo sư Đại "đỡ sai hơn" chứ không "đúng", nhưng trong 2 bài comment bên dưới tôi lại nói nó "đúng". Điều này có thể dễ gây hiểu nhầm, tôi xin phép đính chính lại rằng tôi ủng hộ những nghiên cứu cải cách đánh vần và chữ viết như của giáo sư Đại, nhưng không có nghĩa tôi ủng hộ phương pháp đánh vần ấy (theo nghĩa là nên áp dụng để cải cách trong giáo dục) bởi trong nghiên cứu của giáo sư Đại, để đúng hoàn toàn thì phải thay những chữ "k/q" bằng "c" ở những từ mà phụ âm bắt đầu "k/q" có giá trị âm vị bằng "c".

    Nói chung ý tôi là vậy, là tôi ủng hộ việc có những nghiên cứu để đẩy nhanh việc thừa nhận chữ Quốc ngữ trong Hiến pháp, nhưng điều đó không có nghĩa tôi ủng hộ việc áp dụng một nghiên cứu cụ thể nào đó. Trước kia với nghiên cứu của giáo sư Bùi Hiển, tôi cũng từng có bài bảo vệ ông, mặc dù tôi không đồng ý với đề xuất của ông, nhưng cái ông muốn cũng chỉ là làm một việc tốt, nếu mọi người không đồng tình thì hãy phân tích để đưa ra quan điểm của mình (như tôi) chứ không nên xúc phạm ông. Tôi hy vọng mọi người chịu bỏ thời gian ra tìm tòi, nghiên cứu, rồi thì sau đó dù quan điểm đúng hay sai, ủng hộ hay không, nhưng thảo luận trên tinh thần xây dựng (ví dụ như bài của bạn).

    Giờ với bức ảnh ví dụ của bạn, có thể đây là một mâu thuẫn trong phương pháp của giáo sư Đại. Tuy nhiên, nếu muốn cũng không phải là không thể giải quyết phần nào. Chẳng hạn, chúng ta cần phân biệt giữa đánh vần một từ với phát âm một ký tự. Chữ "cuân", "kuân" và "quân" để đánh vần đúng thì đều phải là "u ớ nờ uân, cờ uân cuân". Nhưng khi bạn nhìn và phát âm ký tự "c", "k", "q" thì vẫn phải phân biệt, là: cờ, cờ-a, cờ-u.

    Bạn nói việc công bố và thay đổi phải có cả một đội ngũ chuyên gia, đương nhiên bạn nói đúng và tình hình hiện nay cũng là đang như vậy. Dường như bạn đang cho rằng một người đưa ra đề xuất và tự nhiên nó được thí điểm? Nếu vậy thì vô số người đưa đề xuất chẳng phải cũng có vô số thí điểm loạn lên hay sao? Chúng ta nên hiểu rằng công trình của giáo sư Đại do ông đứng đầu, được một đội ngũ ủng hộ thì họ mới đưa vào thí điểm, mà đã như vậy thì các vấn đề phát sinh sau đó như bạn lo lắng sẽ không xảy ra.

    Sau bài viết này, tôi sẽ sửa lại bài viết gốc một chút để tránh sự hiểu nhầm rằng tôi ủng hộ áp dụng cải cách của giáo sư Đại. Tôi ủng hộ các nghiên cứu cải cách, nhưng tôi chưa hoàn toàn đồng tình với bất cứ nghiên cứu nào hiện nay, bởi chúng tuy đúng ở một vài khía cạnh, nhưng vẫn tồn tại những vấn đề khác.

    @kecodoccz Bài viết của bạn có ngôn từ vi phạm quy định, xúc phạm Đảng và Nhà nước nên bị xóa. Nghiên cứu của giáo sư Đại chỉ thuộc về cá nhân ông, không liên quan gì đến Đảng và Nhà nước và thực tế chưa có bất cứ quyết định áp dụng đại trà nào.

    Bạn nói chưa có quốc gia nào trên thế giới cải cách chữ viết là sai hoàn toàn, đây dường như là câu nói bạn nghe từ những người chém gió với thói quen đem số đông ra dọa người khác, theo kiểu "tất cả đều thế", "ai cũng thế", "chưa có ai"... Còn tôi thì khẳng định với bạn bất cứ quốc gia nào được thừa nhận trên thế giới hiện nay đều trải qua một quá trình dài cải cách chữ viết của họ. Bởi chữ viết là do con người sáng tạo ra chứ không phải món quà của đấng tối cao nào đó, mà bảo không nước nào dám sửa, chữ viết phục vụ con người nên theo dòng sông lịch sử, tiếng nói/ngữ âm có sự thay đổi thì chữ viết cũng thay đổi. Gần chúng ta nhất, các nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Triều... đều có những cải cách ít/nhiều về chữ viết, và chỉ trong một trăm năm trở lại đây thôi chứ không phải xa xôi.
     
    PacolisaManhDKtocbacvjp đã thích.
  17. Thiên Thanh Hi

    Thiên Thanh Hi Ban Quản Trị

    @hunter985 Tôi ghi nhận cách nhìn và cách diễn đạt khá thú vị của bạn. Với đề xuất của giáo sư Đại hiện nay tôi cũng chưa đồng tình áp dụng vì nó vẫn tồn tại nhiều vấn đề.

    Khi tìm hiểu về chữ Quốc ngữ tôi thấy nhiều điều rất thú vị, như trong bài của bạn có nhắc đến chữ "i" và "y", trước khi tôi từng thắc mắc tại sao phải phân biệt i ngắn hay dài? Tìm hiểu mới biết "i" và "y" để phân biệt độ dài- ngắn của nguyên âm đi kèm, còn gọi là "trường độ" của nguyên âm. Ví dụ: "ay" và "ai", trường độ nguyên âm /a/ trong âm tiết /ay/ ngắn hơn /a/ trong âm tiết /ai/, chúng ta sẽ thấy khi đọc "ai" thì nguyên âm "a" nghe rõ hơn so với "a" trong "ay. Chữ "ă" là để ghi lại nguyên âm "a" ngắn, chúng ta đọc "a" bằng cách để miệng và lưỡi đặt tự nhiên bên dưới, nhưng đọc "ă" bằng cách để cuống lưỡi hơi nhô lên chặn bớt âm từ họng ra, khiến chữ "a" bị chặn lại thành chữ "ă". Nhưng tại sao không viết "ăi" thay cho "ay"? Là bởi các nhà nghiên cứu muốn hạn chế tối đa việc sử dụng chữ có dấu :))

    "Y" còn có một nhiệm vụ khác là thay cho "i" trong những từ có chữ cái đầu là "i" kết hợp với nguyên âm ở phía sau, như "yêu" thay cho "iêu", "yên" thay cho "iên", bởi các nhà nghiên cứu không muốn những ai biết tiếng Latin khi nhìn những chữ như "iêu, iên" sẽ hiểu nhầm i là /j/.
     
    hunter985tocbacvjp đã thích.
  18. Quá hoang mang với kiểu cải tiến của các ông giáo sư hiện đại. Phải chăng các ông đang hết việc làm và muốn đc nổi tiếng kiểu lềnh phềnh
     
  19. Mất nước đến nơi mà còn lo chữ với nghĩa, Hoàng xa, trường xa giờ là của ai? Ai đang chiếm đóng ? Cái thời gian và tiền bạc để đổi chữ và nghiên cứu chữ này tốt nhất nên nghiên cứu vào việc làm sao để chế tạo ra những loại vũ khí tốt hơn, tối ưu hơn, làm sao để cho bọn nó nhìn vào mình là 1 nước nhỏ nhưng phải tôn trọng chủ quyền của mình thì tốt biết mấy? Đầu các ông nếu giỏi thật thì hãy tìm cách chế tạo máy bay, tên lửa đi. Đừng có ở đó mà ăn bám đất nước rồi hại dân hại nước. Nếu ko đủ trình độ để nghiên cứu về máy bay, tên lửa thì hãy nghiên cứu làm sao để có những loại nông sản chất lượng tốt hơn, năng xuất tốt hơn.... nếu còn dốt hơn ko nghiên cứu được những thứ đó thì đi làm công nhân hay là nông dân cho người ta đc nhờ, xã hội được yên ôổ
     
  20. thanh niên tay nhanh ....
    không có chữ viết chuẩn mực thì không ghi lại được bất cứ điều gì
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này