Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền nhiễm đều nhấn mạnh, chưa có một loại virus nào lại có khả năng biến thể nhanh, nhiều và khó lường như SARS-CoV-2. Ví dụ như chủng Omicron dù mới xuất hiện nhưng đã có BA.1, BA.2 với tốc độ lây lan nhanh gấp nhiều lần so với các chủng trước đây. Trong khi đó, vaccine mới chỉ làm giảm tỷ lệ nặng và tử vong. "Nếu nó xuất hiện một chủng mới có nguy cơ diễn biến nặng hơn vậy lúc đó chúng ta sẽ giải quyết như thế nào và bây giờ phản ứng linh hoạt nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định chung về mặt khoa học cũng như của WHO" - GS.TS Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nói. Khu vực châu Phi tỷ lệ tiêm vaccine thấp và trên thế giới, mỗi tuần vẫn ghi nhận khoảng 50 nghìn ca tử vong. Vì vậy theo các chuyên gia, còn sớm để nói rằng đại dịch sẽ chấm dứt. Hệ thống y tế phải đáp ứng được khi dịch bùng phát - đây cũng là một yếu tố quan trọng cần phải tính tới khi coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, dù là đại dịch hay bệnh đặc hữu thì người dân vẫn phải có ý thức phòng dịch trong cộng đồng để tránh lây lan dịch bệnh. Còn quá sớm để nói rằng đại dịch đã kết thúc. Ngay tuần trước đã có khoảng 50.000 người tử vong vì căn bệnh này. Hơn 80% dân số châu Phi vẫn chưa được tiêm một liều vaccine nào. Ở nhiều quốc gia, hệ thống y tế tiếp tục quá tải và rạn nứt theo số ca bệnh không ngừng tăng. Nhưng chúng ta có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu của đại dịch trong năm nay. Chúng ta đã có các công cụ và kiến thức để làm được điều này" - Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nói.
TÔi F0 đây . Anh em cứ đeo khẩu trang là OK mà. Cũng ko lây được đâu. 2 vợ chồng tôi bị mà 2 con lại không bị đây